Suy tim mạn tính: Các dấu hiệu nhận biết

“Suy tim mạn tính: Các dấu hiệu nhận biết” được tư vấn chuyên môn từ TS. BS. Diệp Thành Tường – Chuyên gia Nội-Tim mạch, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo.

Theo TS. BS Diệp Thành Tường, việc nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân suy tim là rất cần thiết, từ đó bệnh nhân có hướng tầm soát và điều trị thích hợp. Mục tiêu điều trị suy tim là làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa nhập viện và kéo dài đời sống.

SUY TIM LÀ GÌ?

Suy tim là một hội chứng lâm sàng do biến đổi cấu trúc và/hoặc chức năng của tim do nhiều nguyên nhân và bệnh học khác nhau. Hậu quả là tăng áp lực trong buồng tim và/hoặc giảm cung lượng tim khi gắng sức hay khi nghỉ ngơi.

Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân suy tim là rất cần thiết, từ đó bệnh nhân có hướng tầm soát và điều trị thích hợp. Phần lớn suy tim là do rối loạn chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặc cả hai. Tuy nhiên bệnh lý tại van tim, màng ngoài tim, màng trong tim, một số rối loạn nhịp và dẫn truyền góp phần dẫn đến suy tim.

Suy tim được chia thành hai thể: suy tim mạn và suy tim cấp. Suy tim mạn đề cập đến những bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang điều trị suy tim ổn định hoặc những người bệnh có triệu chứng suy tim khởi phát từ từ. Khi suy tim diễn biến nặng lên còn gọi là suy tim “mất bù” thường khiến bệnh nhân phải nhập viện và sử dụng các thuốc đường tĩnh mạch, giai đoạn này người ta định nghĩa là suy tim cấp.

PHÂN ĐỘ CHỨC NĂNG SUY TIM

Theo Hội Tim mạch New York, phân độ chức năng suy tim dựa vào mức nặng của triệu chứng và mức hạn chế hoạt động thể lực, được áp dụng trong suy tim giai đoạn C và D.

Độ I Không hạn chế. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.
Độ II Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở.
Độ III Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi

nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có mệt, hồi hộp, khó thở.

Độ IV Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.

CÁC DẤU HIỆU CỦA SUY TIM MẠN TÍNH

Chẩn đoán suy tim dựa trên sự kết hợp các triệu chứng cơ năng, thực thể và các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng. Người bệnh được chẩn đoán suy tim khi có triệu chứng cơ năng của suy tim và/hoặc triệu chứng thực thể của suy tim kèm theo bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng tim.

Các triệu chứng cơ năng dễ nhận thấy của suy tim là khó thở, cơn khó thở kịch phát về đêm, giảm khả năng gắng sức, mệt mỏi, phù mắt cá chân. Cụ thể:

YẾU TỐ NGUY CƠ

Các bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng suy tim bao gồm:

+ Tiền sử bị nhồi máu cơ tim

+ Tăng huyết áp

+ Bệnh mạch vành

+ Đái tháo đường

+ Người nghiện rượu,

+ Bệnh thận mạn, đang điều trị những thuốc/hóa chất có khả năng gây độc cho cơ tim

+ Tiền sử gia đình có bệnh lý cơ tim hoặc đột tử

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY TIM

Để chẩn đoán bệnh suy tim, các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thương quy như điện tâm đồ, siêu âm tim qua thành ngực, định lượng nồng độ peptide lợi niệu, X-quang tim phổi thẳng hay các xét nghiệm tế bào hoặc sinh hóa máu thường quy.

Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo

______________________________
🏥 BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y TÂN TẠO
🚩 Lô 10, KCN Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
📮Email: info@benhvientantao.com – benhvientantao@gmail.com
🌎 Website: https://benhvientantao.com – Zalo: 0768 999 115
☎️ Hotline: 0272 3769 727 – 🚨 Cấp cứu: 0704 911 115

TIN TỨC KHÁC

Điều trị thành công cho bệnh nhân dọa phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim độ III

Tầm soát bệnh lý tiểu đường, tim mạch cho người dân xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa

Các biến chứng của Đái tháo đường

Béo phì: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Tin tức khác