Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: 2 mũi tiêm quan trọng đầu đời ba mẹ cần nắm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Trần Thị Mỹ Duyên – Bác sĩ Nhi khoa, Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ con yêu khỏi các bệnh nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời. Ngay từ khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Do đó, việc tiêm vắc xin đúng lịch không chỉ giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch vững chắc mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết để việc tiêm chủng của bé yêu được an toàn và hiệu quả nhất!

VÌ SAO TRẺ SƠ SINH CẦN ĐƯỢC TIÊM NGỪA ĐẦY ĐỦ?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Tiêm vắc xin giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể, nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, đồng thời “huấn luyện” hệ miễn dịch ghi nhớ để bảo vệ cơ thể khi có sự xâm nhập thật sự của mầm bệnh.

tiêm phòng cho trẻ sơ sinh - vì sao cần tiêm ngừa

Trẻ mới chào đời, cần được tiêm chủng sớm là vì:

  1. Miễn dịch từ mẹ giảm nhanh: Kháng thể mẹ truyền sang trẻ chỉ tồn tại vài tháng. Tiêm chủng sớm là cách tốt nhất để bù đắp lượng kháng thể đã giảm.
  2. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ vừa chào đời đã phải tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn, bụi bẩn… Đặc biệt, trẻ sinh non, nhẹ cân hay bệnh vặt càng cần tiêm chủng đúng lịch.
  3. Ngăn biến chứng nguy hiểm: Trẻ nhỏ mắc bệnh truyền nhiễm dễ gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng hoặc để lại di chứng ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ và thể chất.
  4. Tiết kiệm chi phí: Chi phí tiêm chủng ngừa bệnh tiết kiệm hơn nhiều lần so với chi phí điều trị khi trẻ mắc bệnh.

2 MŨI TIÊM QUAN TRỌNG ĐẦU ĐỜI

Vắc xin ngừa viêm gan B sơ sinh

Viêm gan B, do virus HBV gây ra, là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng toàn cầu và là nguyên nhân của 80% trường hợp ung thư gan. Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con rất cao, đặc biệt nếu mẹ đang mang virus hoạt động (HBeAg dương tính) – có thể lên đến 85-90%. Virus HBV có thể lây qua:

  • Trong thai kỳ: Từ mẹ sang thai nhi.
  • Lúc sinh: Qua tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của mẹ.
  • Sau sinh: Qua vết thương trên da, niêm mạc khi trẻ tiếp xúc với người hoặc đồ dùng mang virus.

tiêm phòng cho trẻ sơ sinh - ngừa viêm gan B

Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Nguy cơ mạn tính cao: Trẻ bị nhiễm HBV có hơn 90% khả năng bệnh chuyển thành mạn tính, trong khi ở người lớn, tỷ lệ này dưới 5%.
  • Biến chứng nặng nề: Trong số người nhiễm HBV mạn tính, 30% có nguy cơ xơ gan, 5-10% bị ung thư gan.

Làm sao để bảo vệ trẻ?

Cách hiệu quả nhất là tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh – khoảng thời gian vàng để vắc xin phát huy tác dụng, giúp cơ thể trẻ tạo sức đề kháng chống lại virus HBV.

Vắc xin ngừa lao sơ sinh

Trước khi có vắc xin phòng lao, bệnh lao từng được coi là “tứ chứng nan y” không thể cứu chữa. Dù vắc xin phòng lao đã được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1981, nhưng mỗi năm vẫn có hơn 170.000 người mắc lao và hơn 10.000 người tử vong. Điều này cho thấy nhiều người vẫn chưa quan tâm đúng mức đến bệnh lao.

tiêm phòng cho trẻ sơ sinh - phòng bệnh lao

Nguy hiểm của bệnh lao ở trẻ em

Trẻ sơ sinh mắc lao có tỷ lệ tử vong lên đến 80%. Nếu may mắn sống sót, trẻ có thể phải chịu đựng những di chứng nặng nề như:

  • Tổn thương nhiều cơ quan.
  • Giảm trí tuệ, khó khăn vận động.
  • Mù, điếc, hoặc rối loạn tâm thần.

Làm sao để bảo vệ trẻ?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng mọi trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin lao trong 1 tháng đầu đời, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau sinh. Đây không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ mà còn là quyền lợi của trẻ, giúp phòng ngừa bệnh lao và tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của con.

TRẺ SINH NON CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN KHÔNG?

Vắc xin là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nguy hiểm trong những năm đầu đời. Đối với trẻ sinh non hoặc cần chăm sóc đặc biệt, việc tiêm vắc xin Lao và viêm gan B liều sơ sinh có thể tạm hoãn cho đến khi bé đạt cân nặng và sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng càng sớm càng tốt, trong khoảng từ 1 tháng đến 1 năm sau sinh.

KHÔNG TIÊM HOẶC TIÊM TRỄ LỊCH CHO TRẺ CÓ SAO KHÔNG?

Ba mẹ hãy cố gắng cho bé tiêm vắc xin viêm gan B và Lao trong vòng 24 giờ sau sinh để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu. Nếu tiêm trễ hơn 24 giờ hoặc không tiêm, trẻ có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với vi khuẩn lao hoặc virus viêm gan B ngay từ những ngày đầu đời do hệ miễn dịch còn non yếu. Đặc biệt, với viêm gan B, việc tiêm muộn có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ, nhất là đối với trẻ có mẹ nhiễm virus. Vì vậy, ba mẹ nên tuân thủ lịch tiêm để giúp bé có khởi đầu khỏe mạnh.

tiêm phòng cho trẻ sơ sinh - tiêm phòng trễ lịch

TIÊM CHỦNG CHO TRẺ SƠ SINH Ở ĐÂU UY TÍN TẠI LONG AN?

Trung tâm Tiêm chủng thuộc Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo là địa chỉ uy tín, an toàn trong việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và quy trình tiêm chủng được quản lý chặt chẽ, chúng tôi cam kết mang đến sự an tâm tuyệt đối cho các bậc phụ huynh.

Tại đây, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết, đúng lịch, đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu ngay từ những năm tháng đầu đời. Đặc biệt, trung tâm luôn chú trọng tư vấn kỹ lưỡng, giải đáp mọi thắc mắc của ba mẹ để hành trình chăm sóc sức khỏe của bé yêu trở nên dễ dàng và trọn vẹn hơn.

Đăng ký lịch khám để được tư vấn và điều trị phù hợp

    —————————————————

    🏥 BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y TÂN TẠO
    🚩 Lô 10, KCN Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
    📱 Đặt lịch khám TẠI ĐÂY 
    🚨 Hotline Cấp cứu 24/7: 0704 911 115
    ☎ Chăm sóc khách hàng: 0272 3769 727
    ☎️ Y tế cho doanh nghiệp: 0768 999 115 (Điện thoại/Zalo)
    💌 Email: info@benhvientantao.com
    🌏 Website: https://benhvientantao.com

    Tin tức khác