Hậu Covid-19 ở trẻ em: Chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa

Trẻ em sau nhiễm Covid-19 thường mắc các triệu chứng về đường hô hấp, hoặc hội chứng viêm đa hệ thống nặng phải nhập cấp cứu.

Phần lớn trẻ em sau nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhẹ, có thể điều trị ngoại trú và các triệu chứng sẽ khỏi sau 02 – 08 tuần.

Sau khi khỏi bệnh, một số trẻ có hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính.

Hội chứng sau nhiễm COVID-19 cấp tính khi các triệu chứng xuất hiện sau đợt nhiễm SARS-CoV-2 từ 4 tuần trở lên khi trẻ đã khỏi bệnh và các triệu chứng này không giải thích được bởi bất kỳ chẩn đoán nào khác.

Cơ chế sinh bệnh của hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ hiện chưa rõ, nhưng thường gặp nhất là các triệu chứng hô hấp, và hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ít gặp nhưng nặng cần phải nhập viện cấp cứu.

Các triệu chứng phổ biến sau nhiễm Covid-19 ở trẻ em

 

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SAU NHIỄM COVID-19 Ở TRẺ

  • Trẻ dư cân, béo phì
  • Trẻ lớn > 6 tuổi
  • Giới: nữ
  • Có bệnh nền, bệnh lý mạn tính
  • Tiền sử dị ứng, hen, cơ địa dị ứng
  • Điều trị trước đó có thở máy, hồi sức sốc, lọc máu, ECMO, nằm khoa hồi sức cấp cứu.
  • Chưa tiêm chủng vắc xin COVID-19
  • COVID-19 nặng
  • Nằm viện kéo dài

HỘI CHỨNG VIÊM ĐA HỆ THỐNG Ở TRẺ EM (MIS-C)

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là một tình trạng rất hiếm gặp, trong đó các bộ phận khác nhau của cơ thể như tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc cơ quan tiêu hóa bị viêm. MIS-C là một tình trạng nghiêm trọng nhưng có phục hồi nhanh chóng nếu được điều trị sớm.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em ít gặp nhưng nặng cần nhập cấp cứu. Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em xuất hiện sau mắc Covid-19 khoảng 02 – 06 tuần:

  • Sốt
  • Tăng các chỉ số viêm (CRP ≥ 5 mg/L, máu lắng, procalcitonin)
  • Tổn thương từ 2 cơ quan trở lên (da niêm, tiêu hóa, tim mạch, thận, hô hấp, huyết học, thần kinh)

ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ VÀ NHẬP VIỆN

Điều trị hậu Covid-19 cho trẻ em tại nhà

Phần lớn người bệnh sau nhiễm COVID-19 có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú và các triệu chứng sẽ khỏi sau 2-8 tuần.

Trẻ cần được nhập viện khi:

+ Có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân

+ Có dấu hiệu cảnh báo nặng theo chuyên khoa.

+ Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C).

Chuyển khám chuyên khoa hoặc BV đa khoa tỉnh, chuyên khoa nhi tuyến cuối

Các trường hợp sau nhiễm COVID-19 cần hỗ trợ hô hấp tuần hoàn hoặc cần can thiệp chuyên khoa sâu hoặc triệu chứng kéo dài trên 2 tuần không đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường, cần được hội chẩn chuyên khoa hoặc chuyển tuyến trên để trẻ được điều trị tốt hơn.

Khám chuyên khoa

Chỉ định

Hô hấp

– Khó thở

– Ho kéo dài

– Nặng ngực

– Hen hen phế quản

– Có rối loạn khi đo chức năng hô hấp.

Tim mạch

– MIS-C

– Nghi ngờ loạn nhịp tim như hồi hộp đánh trống ngực, choáng, ngất khi thay đổi tư thế,

– Rối loạn nhịp tim trên Điện tâm đồ (ECG)

– Bất thường trên siêu âm tim.

Thần kinh

– Rối loạn tri giác

– DH thần kinh khu trú.

– Nhức đầu thất bại với thuốc giảm đau

– Chóng mặt

– Giảm tập trung

– Rối loạn giấc ngủ

Phục hồi chức năng

Khi có suy giảm chức năng hô hấp vận động, thần kinh

Dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng

Tâm lý

– Trầm cảm

– Rối loạn lo âu

– Rối loạn hành vi

 

Hướng dẫn theo dõi tại nhà và tái khám

– Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà:

+ Uống thuốc theo đơn.

+ Dinh dưỡng đầy đủ, vi chất, vitamin.

+ Tập thể dục, khuyến khích vận động.

– Ngủ đủ, giảm stress.

– Luôn động viên trẻ.

– Hướng dẫn dấu hiệu cấp cứu hoặc nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viên cấp cứu ngay.

– Hướng dẫn tái khám theo hẹn.

Theo dõi và tái khám MIS-C

– Siêu âm tim kiểm tra: Nếu có bất thường mạch vành hay bất thường trên siêu âm tim (chức năng tim giảm, tràn dịch màng tim, hở van tim…) chuyển đến phòng khám tim mạch.

– Nếu không bất thường: Aspirin liều 3-5 mg/kg/ngày và Prednisone lmg/kg trong 5 ngày đầu, giảm liều 0,5 mg/kg ở 5 ngày kế tiếp sau rồi ngưng.

– Tái khám mỗi 1-2 tuần trong tháng đầu. Sau đó nếu diễn tiến thuận lợi, tái khám mỗi tháng trong 3-6 tháng.

PHÒNG NGỪA

Hội chứng hậu Covid-19 cần được lưu ý bởi nó không chỉ gây mệt mỏi thể chất và tinh thần, mà các triệu chứng kéo dài còn ảnh hưởng đến các phổi, tim mạch, thận, não và các cơ quan khác. 

Biện pháp phòng ngừa sau nhiễm COVID-19 là tránh bệnh COVID-19 bằng cách tiêm chủng vắc xin ngừa SARS-CoV-2 cho trẻ từ 5-16 tuổi đầy đủ và  theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

 

*Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở trẻ em, Ban hành kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đại học Y Tân Tạo

 

Tin tức khác