Ăn không tiêu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

 

Trong Tết là khoảng thời gian mọi người cùng nhau vui chơi, thư giãn, và đôi khi chúng ta cũng “dễ dãi” hơn với cách ăn uống trong những ngày này. Chính vì thế mà sau giai đoạn nghỉ Tết, không ít người gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, trong đó triệu chứng thường gặp nhất là ăn không tiêu. Vậy triệu chứng này là bệnh gì, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào. Hãy cùng Bệnh viện đại học Y Tân Tạo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

ĂN KHÔNG TIÊU LÀ GÌ?

Ăn không tiêu là tình trạng đau và khó chịu ở vùng bụng, xảy ra sau khi ăn, do quá trình tiêu hóa ở dạ dày gặp vấn đề. Hầu hết các triệu chứng như ăn không tiêu thường cải thiện nhanh chóng sau khi thay đổi lối sống và dùng thuốc. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn, cần được điều trị kịp thời.

ăn không tiêu - là bệnh gì

THƯỜNG XUYÊN ĂN KHÔNG TIÊU LÀ BỆNH GÌ?

Triệu chứng ăn không tiêu xuất hiện thường xuyên có nguy cơ liên quan đến các bệnh tiêu hóa nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Bệnh viêm loét dạ dày.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Viêm dạ dày.
  • Liệt dạ dày
  • Thoát vị hoành.
  • Sỏi mật.
  • Viêm túi mật.
  • Viêm tụy
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS).
  • Bệnh celiac.
  • Tắc ruột non.
  • Ung thư dạ dày.

NGUYÊN NHÂN ĂN KHÔNG TIÊU

Đa phần các trường hợp ăn không tiêu có liên quan đến axit dạ dày. Dạ dày có lớp niêm mạc giúp bảo vệ bề mặt tránh khỏi tác động của axit. Khi lớp này bị bào mòn, axit sẽ dễ dàng tác động lên thành dạ dày, khiến dạ dày bị kích ứng dẫn đến viêm. 

ăn không tiêu - nguyên nhân

Ngoài ra, axit cũng có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gọi là hiện tượng trào ngược axit. Tình trạng này cũng thường đi kèm với các triệu chứng khó tiêu như ợ hơi, ợ chua… Người bệnh có thể bị trào ngược axit và khó chịu ở thực quản ngay cả khi niêm mạc dạ dày vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, nếu lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị loét dạ dày, tá tràng. Lúc này, một số triệu chứng khó tiêu có thể xảy ra như no sớm, buồn nôn, đầy hơi,…

Một số yếu tố khác cũng gây ra triệu chứng khó tiêu như:

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
  • Chế độ ăn quá nhiều chất béo.
  • Không dung nạp thực phẩm (một số thực phẩm mà cơ thể khó dung nạp).
  • Hút thuốc và uống rượu.
  • Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (như aspirin, ibuprofen,…).
  • Căng thẳng lo lắng quá mức.

CÁCH GIÚP GIẢM TRIỆU CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU TẠI NHÀ

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng là giải pháp giúp kiểm soát chứng khó tiêu, bao gồm:

  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây khó tiêu như đồ cay nóng, nhiều chất béo,…
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Từ bỏ thói quen sử dụng đồ uống chứa caffeine, rượu bia…
  • Tránh sử dụng một số loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen,…
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh lo âu.

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ?

Triệu chứng ăn không tiêu nếu ở mức độ nhẹ thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên và kéo dài kèm theo các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Giảm cân mất kiểm soát.
  • Chán ăn.
  • Nôn nhiều, nôn ra máu.
  • Phân có màu hắc ín.
  • Khó nuốt.
  • Thiếu máu thiếu sắt mà không rõ nguyên nhân.

ăn không tiêu - khi nào cần gặp bác sĩ

Ngoài ra còn có các trường hợp khẩn cấp dưới đây cần được chăm sóc y tế ngay lập tức:

  • Khó thở kèm toát mồ hôi.
  • Cơn đau ngực lan đến hàm, cổ hoặc cánh tay.
  • Đau ngực khi gắng sức hoặc căng thẳng.

CÁCH PHÒNG NGỪA TRIỆU CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU

Để phòng ngừa triệu chứng ăn không tiêu, khó tiêu, có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:

  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn một lúc quá no.
  • Không nên nói chuyện, xem phim, đọc sách trong lúc ăn.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như cà chua, trái cây họ cam, quýt,…
  • Tránh ăn thực phẩm cay nóng.
  • Giảm hoặc tránh dung nạp các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều caffein.
  • Thư giãn, kiểm soát căng thẳng.
  • Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá, rượu bia.
  • Không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn no.
  • Tránh ăn khuya, nên ăn trước khi ngủ ít nhất 3 giờ.
  • Kê gối nằm sao cho đầu cao hơn chân tránh bị trào ngược axit dạ dày.
  • Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.

ăn không tiêu - phòng ngừa

Trên đây là nội dung nói về triệu chứng ăn không tiêu và cách phòng ngừa. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin hữu ích cho quý khách. Liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch khám ngay khi có nhu cầu.

Đăng ký lịch khám để được tư vấn và điều trị phù hợp

    —————————————————

    🏥 BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y TÂN TẠO
    🚩 Lô 10, KCN Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
    📱 Đặt lịch khám TẠI ĐÂY 
    🚨 Hotline Cấp cứu 24/24: 0704 911 115
    ☎ Chăm sóc khách hàng: 0272 3769 727
    ☎️ Y tế cho doanh nghiệp: 0768 999 115 (Điện thoại/Zalo)
    💌 Email: info@benhvientantao.com – benhvientantao@gmail.com
    🌏 Website: https://benhvientantao.com

    Tin tức khác